Vì sao đau xương khớp mùa lạnh – Đâu là nguyên nhân? Cách phòng tránh
Vì sao đau xương khớp mùa lạnh – Đâu là nguyên nhân? Cách phòng tránh
Đăng bởi Nguyễn Trang vào lúc 05/11/2023
Đau xương khớp mùa lạnh khá phổ biến. Nó không chỉ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này trong bài viết dưới đây.
1. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH
Đau nhức xương khớp mùa lạnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu lý do đến từ những tác động của thời tiết tới hệ xương khớp.
1.1. Lưu thông máu kém
Khi thời tiết lạnh, cơ thể chúng ta tập trung nhiều hơn vào việc dự trữ năng lượng. Lúc này mạch máu co lại khiến máu lưu thông kém, giảm cung cấp dinh dưỡng cho hệ xương khớp. Lưu thông dịch khớp cũng giảm hơn mức bình thường làm tăng độ ma sát giữa các đầu xương gây đau. Ngoài ra, xu hướng lười vận động khi trời lạnh khiến lưu thông máu kém, xương khớp mất đi độ linh hoạt.
1.2. Rối loạn tuần hoàn
Sự rối loạn tuần hoàn này gây ảnh hưởng tới xương khớp. Đó là những thay đổi trong tuần hoàn dịch khớp, vận mạch, nồng độ hóa chất trung gian hóa học trong cơ thể… Áp suất khí quyển thấp cũng làm giãn nở các mô gia tăng áp lực lên khớp.
1.3. Co rút gân cơ
Nhiệt độ giảm, độ ẩm cao cũng khiến các gân, cơ co lại, dịch khớp đông hơn bình thường. Điều này gây ra hiện tượng khớp bị co cứng, làm mất đi sự trơn tru của khớp khi vận động.
1.6. Sức đề kháng suy giảm
Vào mùa lạnh, sức đề kháng suy giảm, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây đau xương khớp dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Theo y học cổ truyền các yếu tố là phong (gió), thấp (ẩm), hàn (lạnh) sẽ xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương.
1.5. Mắc các bệnh lý xương khớp mạn tính
Bệnh nhân thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… sẽ cảm nhận các cơn đau nhức xương khớp vào mùa lạnh hoặc đau nhức xương khớp khi trở trời rõ rệt hơn. Bởi lớp sụn khớp lúc này bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn. Do đó, mùa đông thường là thời điểm tái phát các bệnh lý xương khớp đã từng mắc trước đó.
2. TRIỆU CHỨNG ĐAU XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH
Các dấu hiệu đau nhức xương khớp khi trời lạnh rất dễ nhận ra. Thông thường trong tiết trời lạnh mùa đông, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
TRIỆU CHỨNG
DẤU HIỆU CỤ THỂ
Đau nhức xương khớp
Đây là biểu hiện đặc trưng, đôi khi bạn sẽ cảm giác buốt, bị nhức xương khi trời lạnh. Thường xảy ra ở các khớp hoạt động nhiều như: đau khớp đầu gối, cổ tay, ngón tay…
Sưng khớp
Có thể thấy bằng mắt thường
Cứng khớp
Thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy khiến co duỗi khó khăn
Khớp kêu lục cục
Khớp phát ra tiếng kêu khi vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, leo cầu thang
3. ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ CAO BỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH
Một số đối tượng nhạy cảm hơn với sự thay đổi thời tiết và dễ bị đau xương khớp hơn khi trời lạnh.
– Người cao tuổi: Thích nghi với sự thay đổi của thời tiết kém, sức đề kháng yếu.
– Phụ nữ tuổi mãn kinh: Sự suy giảm hormone sinh dục nữ làm giảm mật độ xương khiến xương có thể bị đau khi thời tiết thay đổi.
– Người ít vận động: Lười vận động khiến xương khớp mất đi độ linh hoạt, dễ bị tác động của thời tiết.
– Người phải hoạt động thể lực quá mức: Xương khớp thường xuyên phải vận động “quá sức” sẽ dễ bị tổn thương hơn.
– Bệnh nhân xương khớp: Các bệnh lý về xương khớp dễ tái phát khi thời tiết lạnh.
4. ĐIỀU TRỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH
Những biện pháp điều trị đau khớp mùa lạnh, nhức khớp khi trời lạnh thường tập trung vào triệu chứng. Đối với những người vốn đã mắc bệnh xương khớp, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh về phác đồ điều trị để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
4.1. Chườm nóng
Chườm nóng là một trong những biện pháp chăm sóng tại nhà đối với người bị đau khớp khi trời lạnh. Bạn có thể dùng túi chườm, khăn ấm để chườm lên vị trí đau trong 20 phút. Nếu muốn bạn có thể ngâm chân hoặc tắm với nước ấm.
4.2. Xoa bóp
Khi trời lạnh bị đau nhức xương khớp, bạn có thể thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp bị đau. Ngoài xoa bóp bằng tay không, bạn có thể kết hợp với dầu xoa bóp. Phương pháp này sẽ giúp các mạch máu giãn ra, lưu thông máu trở nên dễ dàng hơn và cơ thể cảm thấy thư giãn hơn.
Kết hợp xoa bóp với tinh dầu ngải cứu Dạ Thảo Liên là cách hiệu quả để giảm đau nhức xương khớp mùa lạnh, và giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm khớp đối với người cao tuổi. Tham khảo sản phẩm tại đây, và đặt hàng sản phẩm bên dưới:
4.3. Mẹo dân gian chữa đau nhức xương khớp mùa lạnh
Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để chữa đau nhức xương khớp mùa lạnh tại nhà. Cách thực hiện cũng khá đơn giản và không tốn kém chi phí.
– Chườm ngải cứu: Bạn chỉ cần rửa sạch lá ngải cứu, để ráo rồi đem rang với muối. Sau đó bọc ngải cứu vào khăn sạch và chườm lên vị trí đau. Cần lưu ý tới nhiệt độ để tránh làm bỏng da. Chườm ngải cứu sẽ giúp giảm sưng, đau tại khớp.
– Ngâm chân nước muối gừng: Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo, dây thần kinh có mối liên hệ chặt chẽ với xương khớp. Việc ngâm chân với nước ấm hòa với muối gừng sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau. Đặc biệt ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Thời gian ngâm chân từ 15 – 30 phút.
– Uống nước sắc lá lốt: Lấy 100g lá lốt sắc với 3 bát nước tới khi còn 1 bát thì chắt lấy nước uống khi còn ấm. Lá lốt giúp tán hàn tiêu trừ khí lạnh trong cơ thể. Nó giúp chống viêm, giảm đau.
4.4. Thuốc trị đau nhức xương khớp mùa lạnh
Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại dưới đây:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen… Nó được chỉ định trong những trường hợp đau không kèm sưng. Khi sử dụng liều cao hoặc dùng thường xuyên loại thuốc này sẽ gây hại cho gan.
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Diclofenac… Thuốc giúp làm giảm tình trạng viêm gây đau, sưng và cứng khớp. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… Dùng lâu dài có thể gây viêm loét dạ dày, thậm chí là xuất huyết đường tiêu hóa.
– Nhóm thuốc opioid: Được chỉ định khi cơn đau nghiêm trọng, người bệnh không đáp ứng với NSAID. Tác dụng phụ của loại thuốc này là gây buồn ngủ, táo bón…
– Thuốc giãn cơ: Điều trị co thắt cơ, cứng cơ
– Thuốc chống trầm cảm: Giảm truyền dẫn tín hiệu đau
– Kem, gel, miếng dán giảm đau: Dùng để bôi, dán lên vùng xương khớp để giảm đau tại chỗ.
Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng. Thông báo với bác sĩ về những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
Một số tinh chất có khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp mùa lạnh. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ dưỡng khớp và dự phòng các vấn đề về xương khớp.
– Glucosamine: Đây là một trong những thành phần cấu tạo nên sụn khớp. Tinh chất này hỗ trợ kích thích sản xuất dịch nhầy tại khớp để tăng khả năng vận động của khớp.
– Kollagen II-xs: Tinh chất được chiết xuất từ sụn ức gà non theo công nghệ tách nước độc quyền đã được FDA công nhận. Kollagen II-xs chứa Collagen type 2, Glucosamine, Chondroitine, Acid Hyaluronic. Đây đều là những thành phần cấu tạo sụn khớp, hỗ trợ tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa quá trình hủy sụn, bảo vệ sụn khớp khỏi các tác nhân gây hại.
– AKBAMAX: Là tinh chất được chiết xuất từ cây Nhũ hương, hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động.
Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn sản phẩm chứa các tinh chất này của thương hiệu uy tín.
6. PHÒNG TRÁNH ĐAU XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH
Theo TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng (Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam), để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp mùa lạnh, người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây.
6.1. Giữ ấm cơ thể
Việc đầu tiên cần làm là bạn cần giữ ấm cơ thể ngay cả khi ở trong nhà. Đơn giản nhất là mặc đủ ấm, dùng khăn quàng cổ, mang găng tay, tất. Đặc biệt lưu ý đối với các khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay… bởi các khớp này thường sẽ bị nhiễm lạnh đầu tiên so với các khớp lớn hơn.
Điều quan trọng là nên giữ ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối. Vì nhiệt độ có xu hướng thấp dần về đêm và đầu giờ sáng.
6.2. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức khỏe cho hệ xương khớp, phòng ngừa tác nhân gây đau.
– Khuyến khích dùng thức ăn, nước uống có nhiệt độ ấm. Điều này sẽ bổ sung thêm nguồn nhiệt để làm ấm cơ thể, giảm đau xương khớp mùa lạnh.
– Nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá trích…
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, E, C trong đậu nành, hạt mầm, rau xanh, cà rốt, ớt, cà chua, bơ…
– Uống đủ nước mỗi ngày. Vì khi cơ thể thiếu nước có thể gây hiện tượng cô đặc máu, làm giảm lưu thông máu.
– Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, không uống rượu bia.
6.3. Tập luyện hợp lý
Đảm bảo vận động hợp lý theo từng độ tuổi và thể trạng. Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp, thấp khớp, duy trì sự linh hoạt của các khớp.
Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Bên cạnh đó, các bài tập tại chỗ giữa buổi làm việc cũng được khuyến khích áp dụng hàng ngày. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, nhiều gió, có mưa, bạn không nên tập thể dục ngoài trời.
Nếu bạn đang bị béo phì thì rèn luyện thể lực cũng là một trong những cách giúp bạn giảm cân lành mạnh. Từ đó sẽ giảm được áp lực lên xương khớp, phòng ngừa các cơn đau nhức.
Đau xương khớp mùa lạnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, sức khỏe. Do đó, mỗi người nên ghi nhớ cách phòng tránh để không bị những cơn đau “ám ảnh” mỗi khi trời trở lạnh.